Làm cách nào để chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để

Công trình phụ nhà vệ sinh là nơi lắp đặt hệ thống cung cấp nước, xả nước. Vì tiếp xúc với nguồn nước hàng ngày, nhà vệ sinh sẽ khó tránh khỏi tình trạng thấm nước gây ẩm ướt, xuất hiện rêu mốc và bốc mùi khó chịu. Nếu không khắc phục tình trạng này, nhà vệ sinh sẽ nhanh chóng xuống cấp, mất thẩm mỹ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Vậy làm thế nào để chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, triệt để, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!

chống thấm nhà vệ sinh hình 1

1. Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh cực nhanh và hiệu quả

1.1  Sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh

chống thấm nhà vệ sinh hình 2

Sơn chống thấm nhà vệ sinh có tác dụng ngăn thấm nước vào tường, sàn nhà trên mọi bề mặt, sử dụng cả bên trong và bên ngoài công trình.

Phương pháp sử dụng sơn chống thấm an toàn, hiệu quả, dễ dàng sử dụng, không cần máy móc hay cầu kì mà lại tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này.

Khả năng chống chấm của sơn chống thấm cao, khả năng liên kết các bề mặt tường cực tốt. Bên cạnh đó, nó còn có thể kháng bụi, chống nóng, chống rêu mốc.

Tiến hành sơn chống thấm nhà vệ sinh bằng cách sau:

  • Xử lý những lỗi rạn nứt của nhà vệ sinh, vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tường, sàn.
  • Sơn ít nhất 2 lớp, thời gian chờ khô của mỗi lớp là 4-5 tiếng.
  • Tiến hành sơn lớp lót cuối cùng khi lớp sơn cũ đã hoàn toàn khô ráo.

Gợi ý một số loại sơn chống thấm nhà vệ sinh phổ biến, hiệu quả cực kì tốt như sơn chống thấm JYMEC …

1.2 Xử lý hiện tượng thấm nước nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Màng chống thấm là một lớp màng cho dãn, déo được kết hợp bởi hỗn hợp giàu Bitum và hợp kim Polyme, có khả năng kháng nước chịu nhiệt cao. Lớp ngoài sơn được liên kết chặt chẽ, càng bền bỉ hơn.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm được chia làm 2 loại là màng tự dính và màng khò nóng.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính

chống thấm nhà vệ sinh hình 3

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ sàn nhà trước khi thi công, xử lý những vết nứt, rạn, lồi lõm hoặc bị rêu mốc
  • Bước 2: Dùng sơn chuyên dụng Bitum dạng lỏng quét lên bề mặt thi công tạo độ dính cho màng dính.
  • Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính Bitum lên bề mặt tường, sàn nhà vệ sinh.
  • Bước 4: Thử nghiệm nước, bạn nên để nước trong thời gian lâu để kiểm tra tình trạng của tường và sàn xem có rò rỉ gì không và tiến hành nghiệm thu.

 Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng.

chống thấm nhà vệ sinh hình 4

  • Bước 1: Xử lý bề mặt cần thi công chống thấm. Đảm bảo bề mặt các bên tường, sàn, khe hở cần sạch sẽ, không bám bụi bẩn, rong rêu hay dầu mỡ. Các vết rạn nứt, lồi lõm của nhà vệ sinh cần trám lại cho bằng phẳng.
  • Bước 2: Dùng đèn khò khí gas làm nóng bề mặt sàn chuẩn bị thi công.
  • Bước 3: Sử dụng lớp lót Primer gốc bitum quét lên bề mặt sàn.
  • Bước 4: Khò nóng bề mặt sàn cho nhựa bitum chảy lỏng, dàn đều, dính chắc xuống mặt sàn, lưu ý khi chất lỏng chảy đến đâu cần lăn màng ngay đến đó tránh chất lỏng bị khô lại.
  • Bước 5:  Đặc biệt chú ý những chỗ cổ ống cần dán kỹ hoặc có thể dùng cao su trương nở dính chắc tránh bị rò rỉ. Dán lên cao cách chân tường 15-20 cm để tránh thấm dột.
  • Bước 6: Kiểm tra độ bền, dính của màng và nghiệm thu.

1.4 Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

chống thấm nhà vệ sinh hình 5

Sika là một loại hóa chất chống thấm được sử dụng trong hoạt động chống thấm sàn nhà vệ sinh.
Với dạng lỏng, thẩm thấu tốt, tạo liên kết chặt chẽ cho bề mặt tường và sàn nhà vệ sinh, dễ sử dụng hơn so với các loại màng chống thấm, Sika được chọn là giải pháp tối ưu cho thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh.

Để bắt đầu quy trình thi công chống thấm cần những bước sau:

Chuẩn bị nguyên vật liệu:

  • Sika latex TH hoặc HC
  • Keo chuyên dùng xử lý các vết nứt( nếu không có bạn có thể dùng xi măng trộn để trám bằng phẳng bề mặt sàn)
  • Sikagrout 214-11: là loại vữa rót không co ngót
  • Sika Tilebond Gp
  • Sika tile Grout

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công, xử lý các vết nứt, vết rạn nhà.
  • Bước 2: Sử dụng hỗn hợp hồ dầu gồm sika latex và xi măng trộn với nước theo quy định để chống thấm cổ ống xuyên sàn. Đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp giữa SikaGrout 214 -11 và nước sạch.
  • Bước 3: Thi công chống thấm lưới gia cường.
  • Bước 4: Tiến hành thi công lớp lót với nước trộn xi măng và latex theo tỉ lệ chuẩn, cách sàn nhà 30-45cm.
  • Bước 5: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng 3 lớp Sika membrane.

2. Một số lưu ý khi tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh

Khi chống thấm sàn hoặc tường nhà vệ sinh, các bạn nên chú trọng kiểm tra những chi tiết sau đây để thi công một cách hiệu quả triệt để nhất.

  • Cống thoát nước:

Đây là chi tiết gây ra thấm nước nhiều nhất ở công trình nhà vệ sinh. Miệng cống thoát nước rò rỉ, lâu ngày sẽ làm tách lớp, bửa vôi vữa và gây thấm nước sàn nhà, tường nhà.

  • Đường ống nước:

Hệ thống đường ống nước bị rò rỉ khiến nước chui qua các khe rạn nứt, thấm vào tường gây thấm dột, khiến công trình nhà vệ sinh bị xuống cấp.

  • Mặt sàn nhà vệ sinh:

Đối với mặt sàn ốp lát bằng gạch hoa nếu không đảm bảo ốp kỹ, tồn tại những khe hở sẽ khiến nước bị ứ đọng, làm hỏng kết cấu sàn nhà.

  • Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh:

Kết cấu tường mỏng, giáp liền kề với công trình khác hoặc có những vết rạn nứt lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thi công chống thấm nhà vệ sinh.

Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng thấm dột của nhà vệ sinh nhưng 5 cách trên là những biện pháp chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất, hiệu quả triệt để. Chúc các bạn tham khảo và áp dụng tốt, loại bỏ tình trạng thấm dột cho ngôi nhà của mình!

>> Xem thêm:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *