Chuyển nhượng đất nông nghiệp trong quá trình giao dịch, mua bán đất đai là một vấn đề rất được Nhà nước quan tâm chú trọng. Để đảm bảo quyền lợi trong giao dịch dân sự, bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật.
Nhà nước ban hành những quy định đó như thế nào? Các bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Điều kiện cần để chuyển nhượng đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai 2003 điều 188, điều kiện khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần những điều sau đây:
- Giấy chứng nhận đất nông nghiệp.
- Đất không nằm trong tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất bảo đảm thi hành án không bị kê biên.
- Đất chưa hết thời gian sử dụng.
- Chuyển nhượng đất nông nghiệp phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.
Hạn chế chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định
Điều 191 Luật đất đai, đất nông nghiệp không được chuyển nhượng trong các trường hợp sau:
- Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ,…nếu không sinh sống trong khu đặc dụng đó.
Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Điều 130 Luật đất đai điều 44, sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng sau:
Đất trồng cây hàng năm
- Không vượt quá 30 héc ta, đối với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Không vượt quá 20 héc ta, đối với tỉnh thành phố còn lại.
Đất trồng cây lâu năm
- Không vượt quá 100 héc ta đối với các khu vực đồng bằng.
- Không vượt quá 300 héc ta đối với các khu vực ở trung du, miền núi.
Đất rừng sản xuất là rừng trồng
- Không vượt quá 150 héc ta đối với các khu vực ở đồng bằng.
- Không vượt quá 300 héc ta đối với các khu vực ở trung du, miền núi.
Tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc với thửa đất sẽ chuyển nhượng do phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.
Trình tự chuyển nhượng đất nông nghiệp
Trình tự chuyển nhượng đất nông nghiệp, được quy định như sau theo điều 79 Luật đất đai:
Trường hợp đối với một phần thửa đất thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần đất sử dụng trước khi nộp hồ sơ.
Sau khi hợp đồng chuyển nhượng được ký kết, được chứng nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên đất tại văn phòng đăng ký tại phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Lưu ý: với trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất, thì phải đo đạc tách thửa phần diện tích đất cần chuyển nhượng.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện quyền theo quy định của Nhà nước về công việc sau đây:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, để thông báo thu nghĩa vụ tài chính theo nghĩa vụ theo quy định.
- Xác nhận nội dung biến động trên đất nông nghiệp vào giấy chứng nhận theo quy định đã được ban hành.
- Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất nông nghiệp.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, trao giấy chứng nhận hoặc gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao đổi cho người sử dụng đất, theo quy định tại Điều 61 Luật đất đai.
Thời gian thực hiện thủ tục hành chính đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng là không quá 30 ngày.
Trên đây là những quy định được Nhà nước ban hành về việc chuyển nhượng đất nông nghiệp, YouHomes hy vọng sẽ cung cấp thêm thông tin về những quy định hiện hành và giải đáp được thắc mắc cho các bạn đọc.
Xem thêm: Best Dolby Atmos Soundbar
Các trang đăng tin bất động sản hiệu quả nhất hiện nay
Đăng tin cho thuê nhà ở đâu chất lượng, uy tín
A Comprehensive Guide on How to Till a Garden: Step-by-Step Instructions for Successful Cultivation