Tội cướp tài sản và một số tội có tính chất chiếm đoạt tài sản khác được phân biệt như thế nào. Quy định xử phạt cho hành vi cướp tài sản như thế nào? Chúng ta sẽ cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quy định về tội cướp tài sản
Tội cướp tài sản được quy định tại điều 133 tại Bộ luật hình sự 1999 với những hình phạt như sau:
Với những trường hợp sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực khiến cho người bị tấn công lâm không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản thì khung hình phạt từ 3-10 năm tùy theo mức độ nặng nhẹ của sự việc.
Những trường hợp phạm tội dưới những hình thức sau sẽ bị xử lý từ 7-15 năm tù:
- Phạm tội có tổ chức và mang tính chất chuyên nghiệp
- Những tội phạm đã thực hiện hành vi cướp đoạt tài sản nhiều lần với những hành vi nguy hiểm cũng như sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác để đe dọa người bị hại.
- Gây thương tích tổn hại đến nạn nhân trong quá trình cướp phạm tội với người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Số tài sản chiếm đoạt được có giá trị từ 50.000.000 – dưới 200.000.000 đồng.
Những trường hợp bị phạt tù từ 20-25 năm bao gồm:
- Tỷ lệ thương tật hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác từ 31% đến 60% hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác.
- Với tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 – dưới 500.000.000 triệu đồng.
Những trường hợp phạm tội cướp tài sản bị xử 18-10 năm tù, lĩnh án tù chung thân hoặc tử hình khi mức độ phạm tội là:
- Tội phạm gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tỷ lệ thương tật từ 61% hoặc gây chết người.
- Giá trị tài sản chiếm đoạt được có trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Những trường hợp cướp tài sản gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
- Ngoài ra, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ án mà tội phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 – 100.000.000 triệu đồng, tịch thu tài sản một phần hoặc toàn bộ cũng như phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1-5 năm.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết sau của chúng tôi: TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI QUÁN CAFE CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM GÌ?
2. Phân biệt tội cướp tài sản với một số tội có tính chất gần tương tự
Một số sự khác nhau giữa các tội cướp tài sản và các tội tương tự có tính chất gần giống nhau bạn nên biết bao gồm:
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản:
Với những tội phạm cướp tài sản thì đe dọa dùng vũ lực ngay tức thì hoặc sử dụng vũ lực nhằm thỏa mãn nhu cầu chiếm đoạt tài sản.
Còn tội cưỡng đoạt tài sản là đe doạ sẽ dùng vũ lực trong tương lai có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp, người bị còn có điều kiện để chống cự lại cũng như báo với cơ quan chức năng về sự việc.
Tội cướp tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và cướp giật:
Tội cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt: tội phạm lợi dụng sơ hở của người bị hại để tiếp cận, chiếm đoạt tài sản và sau đó bỏ trốn. Hành vi được thực hiện công khai và lợi dụng những lúc chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để thực hiện tham vọng.
Còn tội trộm cắp tài sản thì người phạm tội lén lút để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản, họ có thể thực hiện trót lọt, tẩu thoát sau đó mới bị phát hiện hoặc bị phát hiện, bắt giữ trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.
Với những chia sẻ về khung hình phạt cho tội cướp tài sản cũng như cách phân biệt tội này với những hành vi có tính chất gần tương tự qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn.
Nếu có thêm những băn khoăn cần được giải đáp mời bạn hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí và chính xác nhất.
Liên hệ luật Dương Gia: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Tính toán xây biệt thự 2 tầng 600 triệu