Hướng dẫn thi công màng chống thấm hdpe
Đôi nét cơ bản về màng chống thấm HDPE
• Màng chống thấm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa nguyên sinh cao phân tử PE hàm lượng cao, có chứa tới 97.5% nhựa nguyên sinh và 2.5% gồm các chất như cacbon đen, chất ổn định nhiêt và chất kháng tia UV. Vì vậy mà sử dụng sản phẩm này rất an toàn, không gây độc hại, thậm chí có thể dùng làm bể chứa nước ngọt.
Hướng dẫn thi công màng chống thấm hdpe
• Đầu tiên là khâu chuẩn bị mặt bằng: cụ thể mặt bằng để trải màng chống thấm HDPE phải là nền đất chắc, được làm sạch và phẳng, không đọng nước, không có sỏi hoặc các vật khác có hình dạng nhọn khác, như vậy mới giúp thi công chắc chắn hơn.
• Tiếp theo là xây dựng rãnh neo nhằm mục đích cố định bạt. Chú ý kích thước (rộng và sâu) của rãnh neo phải chuẩn như trong bản vẽ kỹ thuật. Có thể làm thêm 1 lớp màng chống thấm HDPE để chống rách giữa điểm tiếp xúc giữa màng với vách rãnh neo.
• Thực hiện trải màng chống thấm hdpe: khi trải màng thì chú ý sử dụng thiết bị có áp lực thấp, không nên trải màng chống thấm khi thời tiết xấu, sau khi trải xong thì cần thực hiện hàn ngay và được đánh dấu cẩn thận, Sau quá trình trải và đưa các tấm HDPE vào vị trí lắp đặt tiến hành thi công hàn nối các tấm bằng phương pháp hàn kép theo hướng thi công được định sẵn, trước khi hàn các máy phải được cài đặt thông số tiêu chuẩn như nhiệt độ, tốc độ tương ứng với chiều dầy của vật liệu HDPE. Trước khi hàn đại trà máy phải chạy ổn định và phải hàn thử nghiệm kiểm tra. Mỗi máy hàn được bố trí 1 thợ hàn và 10 công nhân phụ, trong quá trình thi công luôn vệ sinh và giữ cho tấm màng không được di chuyển. Cán bộ phụ trách thi công phải lên lịch trình cho từng máy và bàn giao khu vực thi công hết sức cụ thể để tránh bỏ sót đường hàn, đồng thời phải giám sát chặt chẽ các bước trong qui trình hàn nhằm bảo đảm chất lượng các mối hàn
Công đoạn hàn bao gồm gắn kết các tấm màng chống thấm liền kề với nhau bằng phương pháp nhiệt.
Hàn có 3 phương pháp là: hàn nóng, hàn đùn và hàn khò, giúp các tấm màng có thể gắn kết chặt chẽ, tuỳ vào đặc điểm cụ thể mà lựa chọn cách hàn phù hợp.
• Kiểm tra các mối hàn phá huỷ nhằm mục đích kiểm định khả năng gắn kết của mối hàn. Khâu kiểm tra cần phải kỹ lưỡng để phát hiện các lỗi hàn, có thể dùng máy đóng dấu đóng dấu lên màng chống thấm HDPE giúp phát hiện ra các lỗi và sửa chữa chúng.
• Cuối cùng thực hiện hàn ghép nối màng chống thấm với ống cấp và thoát theo bản vẽ. Đồng thời hàn liên kết với bê tông, theo đó cần lắp đặt tấm Polylock trong khi đổ bê tông, sau đó dùng máy hàn đùn hàng màng HDPE vào tấm Polylock . Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa các lỗ thủng hoặc các lỗi và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn kép. Thiết bị hàn đùn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.
Sau khi đã thi công màng chống thấm hdpe xong thì đơn vị giám sát hoặc nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra lại lần cuối để xác định các mối hàn đã được sửa chữa, đảm bảo kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu.
Trên là tất cả những bước cơ bạn của việc thi công màng chống thấm HDPE. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về chủ đề này.
Tham khảo sản phẩm tại: https://vaidiakythuatvietnam.com.vn/
Xem thêm:
https://dothipho.com/category/tin-tuc/
Xin chân thành cảm ơn!